Trả lời câu hỏi cà tím kỵ gì? Lưu ý khi sử dụng cà tím

| 0 Comment

Bất cứ ai có niềm đam mê nấu ăn cũng nên biết cà tím kỵ gì. Đây là một loại nguyên liệu quen thuộc dùng để chế biến nên nhiều món đặc sắc, tuy nhiên nó cũng có thể là tác nhân gây ngộ độc thức ăn.

Một đầu bếp giỏi luôn nắm rõ đặc điểm của từng loại nguyên liệu. Trong đó, cà tím có lẽ nên được chú ý đến nhiều nhất vì chúng có thể trở thành tác nhân gây hại cho sức khỏe. Để biết rõ những lưu ý khi sử dụng cà tím, mời các bạn cùng tham khảo bài viết của cruise3sixty.com.

Những điều cần biết về cà tím

Cà tím là thực phẩm có tính hàn
Cà tím là thực phẩm có tính hàn

Cà tím là cái tên không mấy xa lạ trong gian bếp Việt Nam, đây là thực phẩm có vị ngọt, tính hàn. Do đó những phụ nữ đang mang thai, những ai hay có thể trạng yếu mệt hoặc thường bị đau nhức mỗi khi trời lạnh không nên ăn cà tím nhiều và thường xuyên.

Loại quả này chứa khá nhiều chất dinh dưỡng, đầu tiên là nước và potassium  có tác dụng điều hòa nhịp tim. Ngoài ra còn bổ sung cho cơ thể magie, canxi và các loại vitamin thiết yếu như vitamin A và C. 

Các chất này giúp tăng cường cấu trúc xương, cải thiện hoạt động của hệ miễn dịch và giảm tình trạng mất ngủ. Nhiều nghiên cứu còn cho biết, cà tím còn hỗ trợ điều trị bệnh ung thư đại tràng rất hiệu quả nhờ chứa nhiều chất xơ.

Những điều cấm kỵ nên nhớ khi ăn cà tím

4 câu trả lời giải đáp thắc mắc cà tím kỵ gì
4 câu trả lời giải đáp thắc mắc cà tím kỵ gì

Tuy mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của chúng ta nhưng cà tím cũng la nguy cơ gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt. Dưới đây, chúng tôi sẽ điểm qua 4 điều cấm kỵ khi ăn cà tím mà các bạn không nên bỏ qua.

Không được ăn cà tím sống

Có lẽ ngay khi cầm trái cà tím, bạn sẽ nghĩ ngay đây là loại trái cây thích hợp để ăn sống vì nó khá giòn, vị lại chan chát. Tuy nhiên, khoa học đã chứng minh ăn cà tím sống có thể gây ngộ độc thực phẩm và các tình trạng dị ứng khác.

Nguyên nhân là do chất solanine khi vào cơ thể người sẽ gây mê trung tâm hô hấp. Ngoài ra hàm lượng nicotine có trong cà tím sống cũng cao hơn hẳn so với các loại thực phẩm khác.

Hai thành phần trên sẽ khiến bất cứ ai ăn cà tím sống cũng có thể bị ngộ độc. Biểu hiện thường thấy nhất là cảm giác tê tê, ngứa ngáy và sau đó nổi mẩn ở vùng miệng.

Người mắc bệnh tiêu hóa, phụ nữ hành kinh không được ăn cà tím

Người mắc bệnh tiêu hóa, phụ nữ hành kinh nếu ăn cà tím càng làm tăng triệu chứng
Người mắc bệnh tiêu hóa, phụ nữ hành kinh nếu ăn cà tím càng làm tăng triệu chứng

Theo y học cổ truyền, những người hay gặp phải các rối loạn về tiêu hóa như bụng hay kêu óc ách, khó tiêu, sình hơi, trung tiện nhiều và đau râm ran là do tỳ vị hư nhược hay có thể nói là dạ dày và lá lách đã bị tổn thương. Mà cà tím lại có tính hàn (lạnh), nếu những người trên ăn nó sẽ khiến bệnh tình thêm nặng.

Phụ nữ hành kinh cũng cần kiêng đồ lạnh nên những món ăn được nấu kèm với cà tím hoàn toàn không phù hợp, dễ khiến cơ thể yếu đi.

Không nên gọt vỏ khi ăn cà tím

Một trong những chất dinh dưỡng chứa nhiều trong cà tím là vitamin P có ở cả phần thịt và phần vỏ. Vì thế nếu bỏ đi lớp vỏ màu tím lúc chế biến thì bạn đã vô tình bỏ đi một nửa lượng vitamin P tự nhiên rất tốt cho cơ thể.

Không nên ăn cà tím nhiều

Như đã đề cập ở trên, chất Solanine có trong cà tím dễ ảnh hưởng đến bộ máy hô hấp trong cơ thể, khiến người ăn rơi vào trạng thái mê man. Tuy không ăn sống nhưng chất này không hòa tan trong nước đáng kể khi được nấu lên, do đó nguy cơ gây hại chưa hoàn toàn được loại bỏ.

Những lưu ý để có món ăn ngon

Nên chọn những quả cà tím còn nguyên vẹn, không quá già hoặc bị hư
Nên chọn những quả cà tím còn nguyên vẹn, không quá già hoặc bị hư
  • Nên chọn những quả cà tím còn tươi, không bị giập, nát và ngả sang màu đen
  • Khâu sơ chế cần thực hiện đủ các bước sau: Thái miếng, ngâm nước muối, bỏ thêm một chút giấm để loại bỏ nhựa và các loại độc tố như Solanine.
  • Nên bảo quản cà tím trong tủ lạnh và ở mức khoảng 10 độ C. Không nên cắt lát trước khi bảo quản vì chỉ cần một vết trầy xước nhỏ trên thân vỏ thôi cũng dễ khiến cả trái bị hư
  • Khi nấu nên lưu ý không đun cà tím trong nhiệt độ quá cao (khi sôi bùng lên) trong thời gian dài. Điều này sẽ khiến các chất dinh dưỡng bị thất thoát và thậm chí còn chuyển thành những chất gây hại.
  • Tần suất ăn cà tím hợp lý là 2 – 3 lần một tuần và mỗi lần chỉ nên dùng từ 100 – 250g
  • Không nấu chung với các thực phẩm có tính hàn khác như tôm, cua,.. hoặc bạn có thể bỏ vài lát gừng để giảm tính lạnh nếu muốn kết hợp những nguyên liệu này.

Để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích nhằm bảo vệ sức khỏe một cách chủ động, bạn có thể tham khảo các bài viết khác trên website như: Khi sốt uống nước dừa được không?, Tắm nước nóng có giảm cân không?Ăn miếng có gây béo không?

Qua bài viết, chuyên mục kiến thức – cruise3sixty.com đã giải đáp cho các bạn cà tím kỵ gì khi nấu ăn. Ngoài ra, chúng tôi cũng có đề cập đến những đối tượng không nên dùng loại thực phẩm này cũng như nhắc sơ qua cách chế biến an toàn, các bạn nhớ đọc kỹ và lưu ý để bảo đảm sức khỏe nhé!

Related Articles

Leave a Comment