Bị bỏng nước sôi nên làm gì? Mẹo để xử lý khi bị bỏng nước sôi

| 0 Comment

Bỏng nước sôi là một trong những tai nạn dễ gặp nhất và có thể xảy ra ở bất cứ đâu, nếu không biết cách xử lý hoặc xử lý sai cách sẽ càng khiến người bị bỏng thêm đau rát.

Chắc hẳn mỗi người đều từng ít nhất một lần bị bỏng trong cuộc đời, nếu may mắn thì đó chỉ là những vết bỏng nhẹ ngoài da nhưng cũng có những trường hợp bỏng gây ra vết thương nghiêm trọng. Bài viết dưới đây của cruise3sixty.com sẽ giúp các bạn biết cách xử lý kịp thời khi thấy ai đó vô tình bị bỏng nước sôi.

Cách nhận biết mức độ nguy hiểm khi bỏng nước sôi

Bỏng nước sôi có thể chia thành 3 cấp độ
Bỏng nước sôi có thể chia thành 3 cấp độ

Bạn có biết, nước chỉ cần nóng đạt mức trên 49 độ C đã có thể khiến da người bị bỏng chỉ trong vài giây. Độ nguy hiểm của tai nạn này nằm ở việc phá hủy nhanh chóng các mô và tế bào tiếp xúc với nước sôi. Thậm chí trong vài trường hợp, bỏng nước sôi có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Độ bỏng có thể được chia thành 3 cấp độ từ nhẹ, trung bình cho đến nặng. Dưới đây là những triệu chứng theo từng mức độ dễ nhận biết nhất:

  • Mức độ nhẹ: Triệu chứng tương tự viêm da, xuất hiện vết sưng đỏ trên da và gây đau nhẹ. Thông thường, người bị bỏng nhẹ có thể tự lành sau 2 – 3 ngày. Phần da bị bỏng sẽ tự động khô và bong tróc khỏi cơ thể.
  • Mức độ trung bình: Da của bệnh nhân thường đỏ và xuất hiện nốt phỏng chứa dịch trong hoặc vàng. Vết thương sẽ đau hơn so với việc bị phỏng nhẹ và phải mất từ 10 – 14 ngày mới có thể lành lại.
  • Mức độ nặng: Vết phỏng lúc này sẽ bị phồng rộp lên và có dịch màu hồng, đục. Phần đáy của nốt phỏng có thể chuyển sang màu tím sậm hoặc trắng. Vết thương sẽ rất đau và mất từ 15 ngày đến 1 tháng mới có thể lành. Nếu nghiêm trọng hơn, vết bỏng có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh và gây ra những biến chứng nặng nề.

Những kiến thức hấp dẫn có thể bạn quan tâm: Tác dụng của dầu oliu đối với sức khỏe; Cách tháo băng vết thương không đau; Đau mắt nên kiêng ăn gì?

Mẹo xử lý khi bị bỏng nước sôi

Khi bị bỏng nước sôi cần xử lý đúng cách
Khi bị bỏng nước sôi cần xử lý đúng cách

Khi bắt gặp ai đó hoặc bản thân bị bỏng nước sôi thì sơ cứu là hành động rất cần thiết và cần thực hiện ngay lập tức. Nếu làm đúng cách, vết thương sẽ giảm đau và hạn chế khả năng bị nhiễm trùng. Dưới đây là quy trình sơ cứu thông dụng nhất được hướng dẫn bởi chuyên gia.

Làm mát vết bỏng

Mục đích của việc làm mát là để phòng tránh da bị rộp, bạn chỉ cần xả nước chảy nhè nhẹ lên vết bỏng. Hành động này nên được tiến hành trong 30 phút đầu tiên sau khi bị bỏng và kéo dài từ 15 – 20 phút.

Hãy đảm nước được lấy từ nguồn sạch để tránh tình trạng viêm nhiễm, đồng thời giúp giảm nhiệt, giảm đau và giảm diện tích cũng như độ sâu vết thương. Tuyệt đối không được sử dụng nước đá hoặc các chất có dầu mỡ.

Làm mát vết bỏng sẽ giúp giảm đau lập tức
Làm mát vết bỏng sẽ giúp giảm đau lập tức

Nếu như vết bỏng nước sôi lớn đến mức bao phủ một phần lớn cơ thể thì bạn đừng ngâm toàn bộ vết phỏng trong nước. Bệnh nhân có thể sẽ bị mất nhiệt và khiến vết thương càng thêm trầm trọng. Hãy ưu tiên làm mát từng phần của vết bỏng và giữ ấm cho cơ thể.

Loại bỏ vật cứng

Tiếp theo, bạn hãy nhẹ nhàng tháo bớt những vật thể cứng như giày, dep và vòng trước khi vết bỏng sưng to hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể cởi bỏ quần áo hoặc đồ trang sức ở gần vết bỏng để giảm nhiệt độ trên da.

Lưu ý, nếu các vật dụng bị dính vào vết bỏng thì đừng cố lấy ra mà hãy giữ nguyên. Nếu không cẩn thận, lớp da nhạy cảm ở vết bỏng có thể bị lột theo, điều này không chỉ gây đau đớn mà còn dễ khiến vết thương bị nhiễm trùng.

Che vết bỏng

Che vết bỏng bằng băng gạc sẽ hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn
Che vết bỏng bằng băng gạc sẽ hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn

Bước tiếp theo hãy che vết thương lại bằng băng gạc vô trùng. Nếu muốn da được giữ ẩm tốt hơn bạn cũng có thể bôi thêm lên vết bỏng một lớp kem Silvrin hoặc Biafine dày. Da người bị bỏng nước sôi sẽ rất háo nước nên việc giữ ẩm sẽ làm giản đi tình trạng bóng nước cũng như giảm đau, tránh sẹo.

Băng gạc nên được thay mỗi ngày và phải rửa vết bỏng qua nước muối sinh lý cũng như bôi kem. Sau khi hoàn tất, bạn hãy băng lại để vết bỏng không bị khô. Đến khi nào vết bỏng lành và không đỏ da thì có thể dừng băng.

Nếu da bênh nhân bị phồng rộp thì cần giữ cho lớp bóng nước nguyên vẹn vì đây là lớp băng sinh học tự nhiên của con người, giúp chống nhiễm trùng hiệu quả. Trường hợp lớp bóng nước vô tình bị bể thì bạn rửa vết bỏng bằng nước muối sinh lý và bôi kem, băng lại như hướng dẫn trên.

Đến bệnh viện

Đến bệnh viện khi phát hiện vết thương quá nặng
Đến bệnh viện khi phát hiện vết thương quá nặng

Trong trường hợp vết bỏng nước sôi sâu hoặc vết thương có chuyển biến nặng hơn thì bạn nên đưa người đó đến bệnh viện để được điều trị đúng chuyên môn. Những dấu hiệu của việc trở nặng thường là sưng, đỏ, đau nhiều hơn quanh vết thương, có mô hoại tử,…

Ngoài ra, người bệnh còn có thể xuất hiện các triệu chứng như sốc hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng. Nếu vết bỏng lớn hơn 3 inch thì nên đưa người bệnh đến cơ sở y tế ngay khi gặp tai nạn.

Qua bài viết, chuyên mục kiến thức – cruise3sixty.com đã giúp các bạn biết cách xử lý khi bản thân hoặc những người xung quanh bị bỏng nước sôi. Vết thương đó chắc chắn sẽ đau tùy từng mức độ, nếu xử lý kịp thời thì sẽ giúp người bệnh dễ chịu hơn và giảm đi các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra.

Related Articles

Leave a Comment